CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025

Chủ nhật - 14/03/2021 23:52
Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2015-2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG  GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN  ĐẾN NĂM 2025
  
 PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH               CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨAVIỆT NAM
TRƯỜNG THCS PHAN BÁ PHIẾN                        Độc lập - Tự do – Hạnh phúc
Số:  /KH-THCSPBP                                 Tam  Tiến, ngày 09  tháng 01 năm 2015.
 
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2015-2020 VÀ TẦM NHÌN  ĐẾN NĂM TIẾP THEO
 
              Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2015-2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.
             Trường THCS Phan Bá Phiến đóng trên địa bàn xã Tam Tiến, huyện Núi Thành, Quảng Nam. Trường được thành lập tiền thân từ trường Tiểu học Cộng        Đồng Kỳ Trung 
       - Từ năm học 1979 – 1980 đến năm học 1987 – 1988: Tên trường là trường PTCS sô 1 Tam Tiến
       -   Từ năm 1989 – 1990 đến năm học 1995 – 1996: Theo quyết định số 252/QĐUB của UBND Huyện Núi Thành ký ngày 21/08/1989 tách cấp 1 ra khỏi PTCS và hai trường PTCS số 1 và PTCS số 2 Tam Tiến nhập lại thành trường Phổ Thông cấp 2 Tam Tiến.
     -Từ năm học1997 – 1998 đến năm 2006 – 2007: Theo quyết định số 370/QĐ SGD-ĐT của Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam do đ/c Trần Hường (Giám đốc) ký ngày 13/02/1997 (sau khi tách tỉnh QN-ĐN cũ thành 2 đơn vị hành chính) tên trường được đổi lại là trường THCS Tam Tiến
      -Từ năm học 2007 – 2008: Theo quyết định số 3139/QĐ-UBND của UBND huyện Núi Thành về việc đổi tên trường học trực thuộc Huyện và trường THCS Tam Tiến được mang tên nhà chí sĩ yêu nước của địa phương trong phong trào nghĩa hội Quảng Nam: Phan Bá Phiến              -    
         Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường đoạn 2015-2020 và tầm nhìn những năm tiếp theo nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường để đáp ứng yêu cầu đổi mới của nền kinh tế xã hội.
I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
      - Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư số 12/2011/TT-BGD&ĐT ngày 28/3/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT
      - Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định số: 83/2008/QĐ-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)     
      - Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở (Ban hành kèm theo Thông tư số: 12 /2009/TT-BGDĐT ngày 12 tháng 5 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)     
      - Chỉ thị số 55/2008/CT-BGDĐT của Bộ trưởng BGD&ĐT ngày 30/9/2008 về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành giáo dục giai đoạn 2010-2015.     
      - Quy chế công nhận trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia (Ban hành kèm theo Thông tư số 06 /2010/QĐ-BGDĐT ngày 26 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)
     - Quy định về phòng học bộ môn (Ban hành kèm theo Quyết định số 37 /2008/QĐ-BGDĐT ngày 16 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. 
II.ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
   1. Môi trường bên trong:
    a. Điểm mạnh.
      * Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên
- Tổng số CB GV NV: 45; Trong đó: CBQL: 03, GV: 38 ( biên chế: , Nhân viên: 4
- Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có .
- Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên: nhiệt tình, có trách nhiệm, yêu nghề, gắn bó với nhà trường và mong muốn nhà trường phát triển; năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm của đa số đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Nhiều người có trình độ chuyên môn giỏi và bề dày kinh nghiệm phong phú.
- Cán bộ quản lý: có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực, kinh nghiệm và nhiệt tình trong công tác; có khả năng lập kế hoạch, xây dựng các giải pháp thực hiện phù hợp thực tiễn nhà trường; ích cực cập nhật các thông tin phục vụ yêu cầu công tác.
      * Chất lượng học sinh:
 
Năm học Học lực % Hạnh kiểm (%)
Giỏi Khá TB Yếu Kém Tốt Khá TB Yếu
2014-2015 18,3 39,7 38,1 4,0   86,5 11,6 1,8 0
2015-2016 19,4 37,2 40,7 1,4 0 85,6 14 0,4 0
 2016- 2017 17 40.5 38.3 4.3 0 84.3 15.4 0.3 0
 
     * Về cơ sở vật chất
- Phòng học 12 phòng.
- Phòng bộ môn: 03
- Phòng Thư viện: 32m2, 1 phòng đọc HS: 20 m2
- Phòng Tin học: 36m2 với 15 máy đã được kết nối Internet
- Phòng nghe nhìn: 1
- Phòng Y tế: 01
- Phòng làm việc  06(1 phòng Hiệu trưởng ;2 PHT,1 văn thư, 1 phòng kế toán ;1 phòng Công đoàn).
- Hội trường 72 m2
     Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại 
      *Thành tích:
- Trường THCS Phan Bá Phiến được đánh giá là một trong những trường có nề nếp kỉ cương tốt, có chất lượng dạy học ổn định.
- Danh hiệu thi đua:
   + Năm học 2014 - 1015: Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; Trường tiên tiến; Công đoàn vững mạnh...
   + Năm học 2015 - 2016: Chi bộ Đảng trong sạch vững mạnh; Trường tiên tiến; Công đoàn vững mạnh xuất sắc...
    b. Điểm hạn chế.
    - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu: 
+ Chưa được chủ động tuyển chọn cán bộ, giáo viên, nhân viên
+ Điều kiện về nguồn lực chưa cân đối có môn thừa, có môn thiếu.
+ Đánh giá xếp loại chất lượng chuyên môn của giáo viên còn  mang tính động viên...
      - Đội ngũ giáo viên, nhân viên:
+ Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên ch­ưa thực sự đồng đều. Nhân tố điển hình ít. Lực lượng giáo viên trẻ đ­ược bổ sung trong những năm gần đây tuy có cố gắng song còn thiếu kinh nghiệm, chưa bộc lộ rõ khả năng đào tạo, bồi d­ưỡng học sinh giỏi. Một bộ phận nhỏ giáo viên còn hạn chế trong hoạt động dạy học, quản lý, giáo dục học sinh theo hướng đổi mới. 
+ Độ tuổi bình quân CBGV NV khá cao (42 tuổi). Một số giáo viên tuổi cao khả năng trình độ công nghệ thông tin hạn chế.
+ Cơ cấu đội ngũ đủ về số lượng,  chưa đảm bảo về cơ cấu
     - Chất lượng học sinh: Chưa thật đồng đều; tỷ lệ học sinh đạt lực học giỏi thấp. Thành tích học sinh giỏi không bền vững; tỉ lệ HS bỏ học còn cao TL:0,85%.
     - Cơ sở vật chất:  
+ Thiếu một số phòng sinh hoạt tổ chuyên môn môn:  Ngoại ngữ; Âm nhạc... và một số phòng chức năng:  Nhà đa năng, bể bơi…
+ Dụng cụ TDTT còn thíếu, không đạp ứng nhu cầu vui chơi, thể dục, múa hát tập thể của học sinh.
+ Trang thiết bị dạy học: Còn thiếu: Máy tính; máy phô tô; bàn ghế học sinh; bàn ghế giáo viên quá cũ. Một số đồ dùng dạy học đã cũ, độ chính xác thấp...
   3. Thời cơ.
Được sự quan tâm của Đảng uỷ, HĐND, UBND và các Ban ngành đoàn thể trong địa phương.
Được Phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
          Được Phòng GD&ĐT Núi Thành quan tâm , chỉ đạo sâu sát về mọi mặt, động viên kịp thời, luôn tạo mọi điều kiện để nhà trường phát triển.
  4. Thách thức.
      - Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu dạy học.
      - Mâu thuẫn giữa yêu cầu ngày càng cao về chất lượng giáo dục  và ý thức, động cơ học tập;  sự quan tâm của cha mẹ học sinh, của xã hội trong thời kỳ hội nhập.
      - Chất lượng của một số  giáo viên, nhân viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
      - Sự vươn lên mạnh mẽ của các nhà trường tạo ra sự cạnh tranh về chất lượng.
      - Các tệ nạn xã hội ngày càng nhiều và đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên sa sút ảnh hưởng không nhỏ đến công tác giáo dục.
      - Tam Tiến  là một xã ven biển nhân dân sống 2 nghề làm ruộng và làm biển .Nghề nông đất kém màu mở sản lượng canh tác nông nghiệp thấp,Ngư dân phương tiện đánh bắt tàu nhỏ nên sản lượng khai thác không cao. Đời sống nhân dân không ổn định; tỷ lệ cha mẹ học sinh thường xuyên làm ăn xa gia đình cao     ;việc giáo dục HS còn khoán trắng cho trường. 
    5. Xác định các vấn đề ưu tiên.
       - Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình giáo dục THCS. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi học sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
      - Nâng cao chất lượng công tác học sinh giỏi.
      - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên đủ Tâm và Tầm để thực hiện nhiệm vụ trong tình hình mới. Đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy học và công tác quản lý để nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác.
      - Từng bước tăng cường cơ sở vật chất, xây mới, tu sửa, nâng cấp, và mua sắm mới cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu giáo dục...
     - Đổi mới công tác quản lý trên cơ sở đáp ứng theo các yêu cầu của các chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục.
     - Tạo dựng môi trường giáo dục thân thiện: Nhà giáo mẫu mực, học sinh chăm ngoan, môi trường giáo dục lành mạnh...
 II. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT LÕI  VÀ TẦM NHÌN:
     1. Sứ mệnh: 
         Xây dựng nhà trường trở thành môi trường học tập nền nếp, kỷ cương, có chất lượng giáo dục cao để mỗi học sinh đều có cơ hội, điều kiện phát triển năng lực và tư duy sáng tạo.
     2. Các giá trị cốt lõi:
- Tinh thần đoàn kết
- Khát vọng vươn lên
- Tính trung thực
- Tinh thần trách nhiệm
- Tính sáng tạo
- Lòng tự trọng
- Tình nhân ái
- Sự hợp tác
     3. Tầm nhìn: 
        Phấn đấu nâng cao vị thế của trường, để trường THCS Phan Bá Phiến nằm trong tốp những trường THCS nữa đầu của huyện Núi Thành, nơi học sinh sẽ lựa chọn để học tập và rèn luyện, nơi giáo viên  và học sinh luôn tự giác phấn đấu vươn lên vì sự phát triển của bản thân, vì danh dự và truyền thống nhà trường, đáp ứng các yêu cầu phát triển của đất nước.
 
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG:
  1. Mục tiêu:
     a. Các mục tiêu tổng quát
Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
Phấn đấu đến năm 2020, trường THCS Phan Bá Phiến được xếp hạng trong tốp 5 trường THCS chất lượng cao của huyện Núi Thành.
     b. Các mục tiêu cụ thể
     - Mục tiêu ngắn hạn: Năm 2015, giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến cấp huyện; giữ vững trường  “Trường chuẩn quốc gia trong năm 2012 đến nay’’
     - Mục tiêu trung hạn: Đến năm 2020, phấn đấu danh hiệu “Trường tiên tiến xuất sắc cấp tỉnh’’
     - Mục tiêu dài hạn: Những năm tiếp theo, Trường THCS Phan Bá phiến đạt  thương hiệu trường  có  chất lượng cao của huyện Núi Thành, duy trì  trường chuẩn quốc gia bậc trung học cơ sở giai đoạn 2015-2020.
  2. Chỉ tiêu:
    a. Đội ngũ cán bộ  giáo viên.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên được đánh giá khá, giỏi trên 80%.
- 100% CBGV, NV sử dụng thành thạo máy tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác.
- Đến 2017, tỷ lệ CBGV trên chuẩn đạt trên 56%
      b. Học sinh
     - Qui mô:         
+ Phát triển lớp học: Từ 18 lớp (2015) đến 19 lớp (2020).
+ Học sinh: 35 - 40 hs/lớp 
- Chất lượng học tập:
+ Trên 65% học lực khá, giỏi (> 20% học lực giỏi)
+ Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3% ; không có học sinh kém.
+ Xét TN THCS đạt 98 %.
     + Thi học sinh giỏi : Đứng trong tốp 6 trường dẫn đầu huyện
- Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống.
+ Chất lượng đạo đức: 97% hạnh kiểm khá, tốt.
+ Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, tích cực, tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, tình nguyện.
     c. Cơ sở vật chất.
     - Đến năm 2017 :     
+ Phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ được sửa chữa nâng cấp, trang bị các thiết bị phục vụ dạy, học và làm việc đạt chuẩn.
+ Các phòng bộ môn, phòng  học tin được trang bị nâng cấp theo hướng hiện đại.
+ Mở rộng diện tích sân trường, quy hoạch khuôn viên, vườn hoa, sân thể dục hợp lí, đáp ứng yêu cầu học tập và hoạt động ngoài giờ của học sinh.
    - Đến năm 2020 :
+ Xây dựng bổ sung 4 phòng bộ môn, nhà đa năng ,bể bơi... các công trình vệ sinh tu sửa và lót và áp gạch men tường sạch đẹp.
+ Xây dựng môi trường sư phạm đảm bảo các tiêu chí “Xanh - Sạch - Đẹp- An toàn”.
    3. Phương châm hành động : 
“Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”
 IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
  1. Các giải pháp chung
- Tuyên truyền trong CBGV và học sinh về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên, quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Xây dựng Văn hoá Nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.
- Tăng cường công tác xã hội hoá giáo dục, gắn kết có hiệu quả giữa Nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
   2. Các giải pháp cụ thể
   a.  Thể chế và chính sách:
-  Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, tài chính và Quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
- Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường, đảm bảo sự thống nhất. 
    b.  Tổ chức bộ máy:
- Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV phù hợp với yêu cầu giảng dạy, công tác.
- Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn, các đoàn thể trong trường.
    c. Công tác đội ngũ :
- Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ tin học cơ bản, có phong cách sư phạm mẫu mực; đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, hợp tác, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
- Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả, đóng góp cụ thể của cán bộ giáo viên đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những cán bộ giáo viên, nhân viên có thành tích xuất sắc.
- Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ cán bộ GV đầu đàn, cán bộ GV trẻ, có năng lực, bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
- Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với Nhà trường.
    d. Nâng cao chất lượng giáo dục:
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục.
- Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.
 e. Cơ sở vật chất:
- Tham mưu Đảng, chính quyền địa phương đầu tư xây dựng bổ sung thêm các phòng học, phòng bộ môn, phòng chức năng…đảm bảo đúng tiêu chuẩn cơ sở vật chất của trường đạt chuẩn quốc gia. 
- Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, các phòng học bộ môn,  khu làm việc của giáo viên, khu vui chơi thể dục thể thao của HS …
- Tiếp tục đầu tư máy tính và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên với Nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng Internet.
    f. Kế hoạch - tài chính:
- Xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của và  nhà trường, tổ chuyên môn, các đoàn thể. 
- Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu chi theo quy định.
- Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân khác.
- Không tồn đọng việc thu chi trái quy định của pháp luật và của ngành, của địa phương.
- Đảm bảo các quyền lợi hợp pháp của CBGV NV và HS.
    g. Chương trình truyền thông, phát triển và quảng bá thương hiệu:
- Hiện đại và khai thác có hiệu quả website của Trường, phát huy hiệu quả chương trình phát thanh tuyên truyền Măng non. Cung cấp các thông tin về hoạt động giáo dục của trường tới nhân dân; chính quyền địa phương, cha mẹ học sinh…
- Khuyến khích cán bộ giáo viên tham gia tích cực vào các sự kiện, các hoạt động của cộng đồng và ngành.
- Xây dựng thương hiệu và tín nhiệm của xã hội đối với Nhà trường. Coi chất lượng giáo dục, đặc biệt là chất lượng học sinh giỏi và chất lượng tuyển sinh vào lớp 10 THPT công lập là uy tín, danh dự của nhà trường.
- Phát huy truyền thống Nhà trường, nêu cao tinh thần trách nhiệm của mỗi thành viên đối với quá trình xây dựng thương hiệu của Nhà trường.
 V. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
      1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, NV nhà trường, cơ quan chủ quản, CMHS, học sinh, tới Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể địa phương ...
      2. Tổ chức:
- Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược, gồm các thành viên đại diện cấp ủy chi bộ, Hiệu trưởng, Chủ tịch công đoàn, Phó hiệu trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Tổng phụ trách, Bí thư đoàn, đại diện thanh tra nhân dân, đại diện cha mẹ học sinh.
- Ban chỉ đạo chịu tách nhiệm điều phối quá trình triển khai và thực hiện kế hoạch chiến lược. Đánh giá, sơ kết, điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau mục tiêu chiến lược đặt ra.
       3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
- Giai đoạn 1: Từ năm 2015 - 2016 : Phấn đấu giữ vững danh hiệu “Trường tiên tiến  cấp huyện; được UBND tỉnh công nhận “Trường chuẩn quốc gia giai đoạn 2011 – 2026.
- Giai đoạn 2: Từ năm 2016 - 2017: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt danh hiệu Trường tiên tiến xuất sắc , được đề nghị khen cao..
- Giai đoạn 3: Từ năm 2017 – 2018 Những năm tiếp theo: Đạt thương hiệu trường trọng điểm chất lượng cao của huyện Núi Thành và ở trong tốp 10 trường THCS dẫn đầu của huyện Núi Thành. Duy trì đạt Trường chuẩn quốc gia sau 5 năm 2016-2020.
      4. Đối với Hiệu trưởng:
        Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng cán bộ, giáo viên, NV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
- Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình cụ thể thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
- Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.
     5. Đối với Phó Hiệu trưởng:
Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
     6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:
Tổ chức thực hiện kế hoạch tổ; kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
- Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm, học kì, tháng, tuần) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, tác động, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
- Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn.
- Chủ động xây dựng các dự án phát triển của tổ chuyên môn, các tổ chức trong nhà trường.
    7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên: 
- Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. 
- Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học. 
- Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
     8. Đối với học sinh:
- Không ngừng phấn đấu học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học trung học phổ thông hoặc học nghề. 
- Ra sức rèn luyện đạo đức, rèn luyện kĩ năng sống để trở thành những  công dân tốt.  
   9. Ban đại diên cha mẹ học sinh
- Cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các cha mẹ học sinh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Phối hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục học sinh. Quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.
   10. Các tổ chức đoàn thể trong trường:
- Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
- Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, tham mưu, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược phát triễn nhà trường.
 
  11. Kiến nghị với các cơ quan hữu trách:
     - Đối với  Phòng giáo dục - đào tạo Huyện Núi Thành:
+ Phê duyệt Kế hoạch chiến lược, đồng thời tạo điều kiện về mọi mặt để nhà trường thực hiện tốt Kế hoạch hoạt động phù hợp với chiến lược phát triển.
+ Hỗ trợ, hướng dẫn về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để tạo điều kiện tốt nhất giúp nhà trường thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
     - Đối với chính quyền địa phương:
  Đầu tư xây dựng để hoàn thiện về CSVC cho Nhà trường thực hiện Kế hoạch chiến lược.
   VI. KẾT LUẬN:
Kế hoạch chiến lược nhằm định hướng cho quá trình xây dựng và phát triển  nhà trường trong thời gian 5 đến 10 năm tới; giúp cho nhà trường có sự điều chỉnh hợp lý trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ hàng năm. Kế hoạch chiến lược cũng thể hiện sự quyết tâm của toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường trong việc xây dựng nhà trường luôn xứng đáng với niềm tin của nhân dân, học sinh  đáp ứng ngày một tốt hơn các yêu cầu trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước./.
                                                                    
  UB XÃ TAM TIỀN                                                              HIỆU TRƯỞNG
 
 
                                                                                                                                                                                                                                   Huỳnh Ngọc Trong
 
                  
                                   PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH
 
 
 
 
 
 
 
 
PHÊ DUYỆT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO NÚI THÀNH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NHÀ TRƯỜNG
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2025
         
Trường THCS Phan Bá Phiến được tách ra từ trường PTCS Tam Tiến và chính thức thành lập từ tháng 9 năm 1987 với tên gọi trường cấp THCS Phan Bá Phiến. Đến tháng 8 năm 1989 sáp nhập với trường cấp  lấy tên là trường PTCS xã Nhật Tân, tháng 9/1991 tách ra từ trường PTCS lấy tên là trường cấp II Nhật Tân. Từ tháng 09 năm 1994 trường đổi tên gọi là trường THCS Nhật Tân. Sau hơn 50 năm xây dựng và trưởng thành với vô vàn khó khăn và thử thách. Song, nhờ có sự chỉ đạo sát sao của các cấp Uỷ Đảng, chính quyền và sự quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi của Sở GD&ĐT Hải Dương, Phòng GD&ĐT Gia Lộc; sự đồng thuận và vào cuộc của các thế hệ PHHS cùng với ý chí quyết tâm, đoàn kết phấn đấu, nỗ lực vươn lên của tập thể cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh nhà trường, trường THCS Phan Bá Phiến đã phát triển toàn diện về mọi mặt. Chính vì vậy, tháng 4 năm 2012 nhà trường đã vinh dự được UBND tỉnh Quảng Nam công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2012-2017, công nhận duy trì đạt chuẩn sau 5 năm, tháng 4 năm 2017. Năm  học 2015 – 2016 nhàm trường triển khai làm   kiểm định chất lượng, Năm học 2016-2017 được phòng giáo dục Núi Thành chỉ đạo làm KĐCL và kiểm tra trường chuẩn sau 5 năm ; đây là sự khẳng định về chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục của nhà trường trong những năm vừa qua, đồng thời cũng là tiền đề quan trọng để nhà trường xây dựng chiến lược phát triển trong giai đoạn sau, với mục tiêu tiếp tục củng cố vững chắc tiêu chuẩn trường đạt chuẩn quốc gia, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, xây dựng thương hiệu trường sẽ trở thành một địa chỉ tin cậy của các bậc phụ huynh học sinh cũng như nhân dân trên địa bàn xã, tiếp tục duy trì các tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia .
          Kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2016-2020 và tầm nhìn đến năm 2025 nhằm định hướng phát triển, xác định mục tiêu chiến lược và các giải pháp chủ yếu trong quá trình vận động và phát triển của nhà trường. Đây chính là cơ sở quan trọng cho các quyết sách của Hội đồng trường và chương trình hành động của tập thể CBGV-NV cũng như các thế hệ học sinh nhà trường. Xây dựng và triển khai kế hoạch chiến lược của trường THCS Phan Bá Phiến là hoạt động có ý nghĩa quan trọng trong việc thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về đổi mới giáo dục nhằm đáp ứng với yêu cầu phát triển kinh tế - văn hoá - xã hội của đất nước trong thời kỳ CNH&HĐH.
I.TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG
1- Môi trường bên trong:
a. Điểm mạnh.
* Về đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên:
          - Tổng số CB GV CNV: 45; Trong đó: CBQL: 03, GV: 38, Nhân viên: 4.
          - Trình độ chuyên môn: 100% đạt chuẩn, trong đó có 47.% % trên chuẩn.
          - Công tác tổ chức quản lý của lãnh đạo nhà trường: Ban lãnh đạo nhà trường là những cá nhân, tập thể nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm cao, mạnh dạn, dám nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm. Tích cực trong công tác tham mưu với các cấp, các ngành để từng bước xây dựng CSVC nhà trường theo mục tiêu khang trang, sạch đẹp, khoa học nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu chính trị hàng năm của đơn vị. Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn có tính khả thi, sát thực tế. Công tác tổ chức, triển khai, kiểm tra đánh giá sâu sát. Được sự tin tưởng của cán bộ, giáo viên và nhân viên nhà trường.
          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên và nhân viên: nhiệt tình, đoàn kết và biết chia sẻ trách nhiệm, hợp tác gắn bó với nhà trường, mong muốn nhà trường phát triển. Có lực lượng giáo viên cốt cán được khẳng định về chuyên môn nghiệp vụ ở các cấp huyện và tỉnh, được phụ huynh  học sinh tín nhiệm.
* Chất lượng học sinh: Năm học 2015 - 2016
          - Sĩ số học sinh 686
          - Tỷ lệ học sinh lên lớp: 99,1%
          - Tỷ lệ TN THCS: 100%
          - Chất lượng giáo dục mũi nhọn:
          + Học sinh  Giỏi toàn diện: 120 em
          + Học sinh giỏi cấp huyện: 44 em
          + Học sinh giỏi cấp tỉnh: 01 em
          * Về cơ sở vật chất:
          + Phòng học: 12 phòng.
          + Phòng bộ môn: 03 phòng.
          + Phòng Tin học: 01 phòng.
          + Phòng Thư viện: 01phòng.
          + Phòng Thiết bị dạy học: 03 phòng.
          + Phòng Y tế: 01 phòng.
          + Phòng Truyền thống Đoàn - Đội: 01 phòng.
          + Phòng Hiệu bộ 3 phòng.
          Cơ sở vật chất bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu dạy và học trong giai đoạn hiện tại. Cảnh quan môi trường luôn xanh - sạch - đẹp - an toàn.
b. Điểm hạn chế:
          - Tổ chức quản lý của Ban giám hiệu:
          + Tính sáng tạo chưa cao, đôi khi còn thiếu quyết liệt trong công tác điều hành.     
          + Chưa bồi dưỡng được nhiều giáo viến có tay nghề cao để đáp ứng với yêu cầu thực tế nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, phân công tác còn có những bất cập do cơ cấu đội ngũ, năng lực của một số giáo viên.
- Đội ngũ giáo viên, công nhân viên: Một số ít giáo viên tiếp cận và ƯD CNTT còn hạn chế; chất lượng đội ngũ chưa thực sự đều tay, còn một số ít giáo viên - nhân viên chưa thực sự say sưa tâm huyết trong công việc; số lượng giáo viên mũi nhọn còn mỏng.
          - Chất lượng học sinh: Tỷ lệ học sinh các lớp đầu cấp bị hổng kiến thức còn tương đối cao; một số HS còn ham chơi, lười học,hay bỏ học giữa chừng. Một bộ phận học sinh còn yếu.
          - Cơ sở vật chất: Tuy đã cơ bản đáp ứng được so với hiện tại song chưa đảm bảo quy chuẩn; hệ thống phòng làm việc cho các bộ phận chức năng cũng như các tổ chuyên môn, phòng bộ môn còn phải tận dụng tại các phòng học nên không đủ diện tích; khu bãi tập chưa được cải tạo, diện tích hẹp, thiết bị thiếu, nhà trường chưa có nhà đa năng phục  vụ cho các hoạt động giáo dục…
2. Thời cơ:
          - Được sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng, chính quyền địa phương; sự đồng thuận vào cuộc của các ban ngành, đoàn thể và nhân dân trên địa bàn trong việc giáo dục thể hệ trẻ.
          - Được phụ huynh và học sinh tín nhiệm, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện để tổ chức hoạt động giáo dục học sinh.
          - Đội ngũ cán bộ, giáo viên nhiệt tình, trách nhiệm, được đào tạo cơ bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá tốt.
3. Thách thức:
          - Là đơn vị phải thực hiện nhiệm vụ giáo dục THCS trên địa bàn  xã khó khăn ở vùng bãi ngang ven biển miền Trung ,  xa trung tâm huyện Núi Thành . Phần lớn phụ huynh làm nghề nông ,làm biển thu nhập thấp ,việc đầu tư cho con em học tập còn hạn chế .
 - Khả năng sáng tạo và ƯDCNTT, trình độ Ngoại ngữ của CBGV- NV.
- Sự cạnh tranh lành mạnh của các trường THCS lân cận gần địa bàn.
- Cơ sở vật chất - thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục.
4. Xác định các vấn đề ưu tiên:
          - Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.
          - Tích cực đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, sáng tạo, phát triển năng lực của mỗi học sinh; đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong dạy - học và quản lý; tăng cường các tổ chức hoạt động tập thể, giáo dục kỹ năng sống trong chương trình giáo dục trải nghiệm sáng tạo. 
- Xây dựng, nâng cấp CSVC theo hướng hiện đại hoá với quy hoach hợp lý và mua sắm mới trang thiết bị hiện đại để đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục. Cải tạo cảnh quan nhà trường khang trang - sạch - đẹp, tạo dựng môi trường an toàn và thân thiện.
          - Thực hiện đánh giá các hoạt động của nhà trường về công tác quản lý và giảng dạy theo bộ tiêu chuẩn đã quy định, có giải pháp định hướng thúc đẩy thông qua kiểm tra, đánh giá, tổng kết.
II. SỨ MỆNH, CÁC GIÁ TRỊ CỐT  LÕI  VÀ TẦM NHÌN
1. Sứ mệnh:
           Tạo dựng được môi trường học tập thân thiện, nề nếp - kỷ cương, chất lượng cao để mỗi học sinh đều có cơ hội học tập, rèn luyện, phát triển hết tiềm năng, phát triển tài năng của mình.
2. Các giá trị cốt lõi:    
- Tinh thần đoàn kết.
- Tinh thần trách nhiệm.
- Tính trung thực. 
- Lòng tự trọng
 
- Tình nhân ái.
- Sự hợp tác.
- Tính sáng tạo.
- Khát vọng vươn lên.
 
3. Tầm nhìn:
 Là một trong những trường có bề dày truyền thống về chất lượng giáo dục ổn định, đạt chuẩn Quốc gia sớm của huyện Gia Lộc, nhiều năm liền là tập thể lao động tiên tiến. Nơi giáo viên và học sinh luôn có khát vọng vươn tới trở thành một trong những đơn vị có chất lượng giáo dục cao trong huyện. Đây là cơ sở thuận lợi để nhà trường có định hướng trong việc xây dựng nhà trường thành đơn vị giáo dục xuất sắc.
Trong giai đoạn 2015 - 2020 duy trì ổn định về quy mô, chất lượng giáo dục; dần từng bước cải thiện môi trường giáo dục, nâng cao hiệu quả để đến 2025 trở thành đơn vị có phong trào giáo dục Xuất sắc.
III. MỤC TIÊU CHIẾN LƯỢC, CHỈ TIÊU VÀ PHƯƠNG CHÂM HÀNH ĐỘNG
1- Mục tiêu:
1.1. Các mục tiêu tổng quát:
           Xây dựng nhà trường có uy tín về chất lượng giáo dục, là mô hình giáo dục hiện đại, tiên tiến phù hợp với xu thế phát triển của đất nước và thời đại.
1.2. Các mục tiêu cụ thể:
          - Mục tiêu ngắn hạn: Duy trì và nâng cao chất lượng trường chuẩn Quốc gia, khẳng định thương hiệu nhà trường trên địa bàn của huyện.
          - Mục tiêu trung hạn: Duy trì bền vững, nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn; đến năm 2020 tiếp tục được công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia sau 5 năm lần II; đạt cấp độ 3 về kiểm định chất lượng giáo dục; hoàn thành xây dựng CSVC theo tiêu chuẩn về trường THCS thuộc dự án xây dựng nông thôn mới.
          - Mục tiêu dài hạn: Đến năm 2025, phấn đấu đạt được các mục tiêu sau:
          + Chất lượng giáo dục được khẳng định trong tốp những trường có chất lượng cao của huyện Gia Lộc, tỉnh Hải Dương. Đạt tập thể lao dộng xuất sắc.
          + Duy trì đạt trường chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2020, 2020- 2025.
+ Có quy mô ổn định và phát triển. Đạt cấp độ 3 trong kiểm định chất lượng giáo dục.
2- Chỉ tiêu:
2.1. Đội ngũ cán bộ, giáo viên:
- Phấn đấu đến năm 2020 có trên  85% CB-GV-NV được đánh giá khá - giỏi về năng lực chuyên môn từ cấp trường trở lên, trong đó có 40% đạt giỏi cấp huyện và cấp tỉnh.
          - 100% giáo viên sử dụng thành thạo máy vi tính và các phần mềm ứng dụng trong giảng dạy và công tác. Có trên 50% trở lên số tiết dạy sử dụng công nghệ thông tin, giáo án điện tử.
          - 100% các tổ trưởng, tổ phó chuyên môn đạt trình độ đại học trở lên.
2.2. Học sinh:
- Qui mô: 
          + Phát triển lớp học: Ổn định 7-8 lớp (2016- 2020); 8-9 lớp (2021-2025).
         + Học sinh: khoảng 200 học sinh.
- Kế hoạch huy động: Hàng năm huy động 100% số học sinh hoàn thành chương trình Tiểu học vào lớp 6; Đảm bảo duy trì sĩ số từ 99% trở lên.
          - Chất lượng học tập:
          + Trên 50% học lực khá, giỏi (20% trở lên học lực giỏi).
          + Tỷ lệ học sinh có học lực yếu < 3% ; không có học sinh kém.
          + Tỷ lệ TN THCS đạt 100 %.
          + Thi học sinh giỏi : Cấp huyện trên 50% HS dự thi đạt giải;
                                         Có học sinh đạt giải cấp tỉnh.
+ Tỷ lệ học sinh thi đỗ vào THPT đạt: 98% trở lên.
          - Chất lượng đạo đức, kỹ năng sống:
          + Chất lượng đạo đức: 95% hạnh kiểm khá, tốt.
          + Học sinh được trang bị các kỹ năng sống cơ bản, xây dựng nếp sống, môi trường làm việc văn hóa, văn minh, lành mạnh; tích cực tự nguyện tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện.
2.3. Cơ sở vật chất:
          - Xây mới các phòng sinh hoạt tổ chuyên môn còn thiếu, Tu sửa ngói,hoành tử ,ruôi mè, quét vôi khu  khu hiệu bộ, 01 nhà kho, sữa lại bồn hoa cây cảnh làm đẹp sân trường, dự kiến xây nhà đa chức năng.
          - Cải tạo 8 phòng học, phòng làm việc, phòng phục vụ và tăng cường trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại phấn đấu đạt tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia về cơ sở vật chất theo yêu cầu của giai đoạn mới.
          - Cải tạo khuôn viên nhà trường đảm bảo môi trường sư phạm “xanh -sạch -đẹp”, giữ vững kết quả xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực.
          - Trang bị thiết bị, cải tạo sân tập TDTT đáp ứng yêu cầu giáo dục thể chất cho học sinh.
2.4.Chỉ tiêu thi đua:
- Trường: duy trì giữ vững danh hiệu tập thể Tiên tiến;đến 2020 phấn đấu đạt tập thể lao động xuất sắc , giữ vững danh hiệu cơ quan văn hoá.
- Chi bộ đạt tổ chức đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu.
- Các tổ chức: Công đoàn, Chi đoàn, Liên đội đạt Vững mạnh xuất sắc.
- Hàng năm có từ 80% lao động Tiên tiến trở lên, trong đó có 15% CBGV đạt danh hiệu CSTĐ cơ sở trở lên.
3. Phương châm hành động :
“Chất lượng giáo dục là uy tín, danh dự của nhà trường”.
" Môi trường giáo dục là cốt lõi củng cố vị thế nhà trường".
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Các giải pháp chung :
          - Tuyên truyền trong CBGV và học sinh, nhân dân về nội dung kế hoạch chiến lược trên mọi phương tiện thông tin, lấy ý kiến để thống nhất nhận thức và hành động của tất cả các cán bộ, nhân viên trong trường theo các nội dung của Kế hoạch chiến lược. Phát huy truyền thống đoàn kết, nhất trí, cộng đồng trách nhiệm  của toàn trường để quyết tâm thực hiện được các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
          - Xây dựng Văn hoá nhà trường hướng tới các giá trị cốt lõi đã nêu ở trên.
          - Tăng cường gắn kết có hiệu quả giữa nhà trường với các cơ quan, đoàn thể doanh nghiệp, nhà tài trợ và cộng đồng.
2. Các giải pháp cụ thể :
2.1 Thể chế và chính sách:
          - Xây dựng cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính và quy chế chi tiêu nội bộ theo hướng phát huy nội lực, khuyến khích phát triển cá nhân và tăng cường hợp tác với bên ngoài.
          - Hoàn thiện hệ thống các quy định, quy chế về mọi hoạt động trong trường học mang tính đặc thù của trường đảm bảo sự thống nhất.
2.2  Tổ chức bộ máy:
          - Kiện toàn cơ cấu tổ chức, phân công bố trí lao động hợp lý, phát huy năng lực, sở trường của từng CBGV để đáp ứng với yêu cầu công tác, giảng dạy của nhà trường đảm bảo điều lệ trường phổ thông.
          - Thực hiện phân cấp quản lý theo hướng tăng quyền chủ động cho các tổ chuyên môn trong trường.
- Kiện toàn các tiểu ban để giúp việc cho nhà trường trong từng lĩnh vực hoạt động.
- Kiện toàn Ban kiểm tra nội bộ trường học, xây dựng kế hoạch và tổ chức kiểm tra thường xuyên bằng nhiều hình thức. Tổ chức rút kinh nghiệm sau kiểm tra. Phấn đấu 100% giáo viên phải được kiểm tra ít nhất 01 lần trong năm học.
2.3 Công tác đội ngũ :
          - Xây dựng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên đủ về số lượng; có phẩm chất chính trị; có năng lực chuyên môn khá giỏi; có trình độ Tin học, Ngoại ngữ , có phong cách sư phạm mẫu mực, đoàn kết, tâm huyết, gắn bó với nhà trường, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
          - Quy hoạch, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, giáo viên theo hướng sử dụng tốt đội ngũ hiện có, đáp ứng được yêu cầu của công việc.
          - Định kỳ đánh giá và ghi nhận chất lượng, kết quả hoạt động của cán bộ giáo viên thông qua các tiêu chí về hiệu quả đối với sự phát triển của nhà trường. Trên cơ sở đó sẽ đề bạt, khen thưởng xứng đáng đối với những CBGV có thành tích xuất sắc.
          - Đầu tư có trọng điểm để phát triển đội ngũ CBGV có tiềm năng, nòng cốt; cán bộ GV trẻ, có tài năng bố trí vào các vị trí chủ chốt của nhà trường.
          - Tạo môi trường làm việc năng động, thi đua lành mạnh, đề cao tinh thần hợp tác và chia sẻ với những điều kiện làm việc tốt nhất để mỗi cán bộ  giáo viên, nhân viên đều tự hào, muốn cống hiến và gắn kết với nhà trường.
2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục:
          - Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục toàn diện, đặc biệt là chất lượng giáo dục đạo đức và chất lượng văn hoá. Tăng cường giáo dục truyền thống, tuyên truyền giáo dục về phòng chống tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, an toàn học đường, giáo dục dân số và vệ sinh môi trường; thực hiện tốt giáo dục thể chất. Đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá học sinh phù hợp với mục tiêu, nội dung chương trình và đối tượng, phát triển năng lực học sinh. Đổi mới các hoạt động giáo dục, hoạt động tập thể, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo, hoạt động xã hội, gắn học với hành, lý thuyết với thực tiễn; giúp học sinh có mục tiêu sống đúng, có được những kỹ năng sống cơ bản.
- Quan tâm công tác giáo dục mũi nhọn, phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu, nâng cao thành tích thi học sinh giỏi các cấp. Tăng cường phụ đạo học sinh còn hạn chế về năng lực nhận thức kết quả học tập nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
          - Định kỳ rà soát, đổi mới, kiểm định chất lượng chương trình giáo dục, nội dung và phương pháp giảng dạy theo xu hướng linh hoạt, hiện đại phù hợp với đổi mới giáo dục. Thực hiện tốt việc tự đánh giá chất lượng giáo dục THCS.
2.5. Cơ sở vật chất:
          - Tham mưu với các cấp lãnh đạo đầu tư nâng cấp CSVC, phấn đấu có đủ phòng học, phòng bộ môn theo tiêu chí về giáo dục của dự án xây dựng nông thôn mới, đáp ứng các tiêu chuẩn của trường đạt chuẩn Quốc gia trong giai đoạn mới.
          - Đầu tư có trọng điểm để hiện đại hoá các phòng học, phòng học bộ môn, khu làm việc của CB-GV-NV, sân chơi bãi tập của học sinh.
          - Tiếp tục đầu tư máy tính, máy chiếu, lắp đặt hệ thống camera và các thiết bị đảm bảo cho việc ứng dụng CNTT, xây dựng mạng thông tin quản lý giữa giáo viên, các tổ chuyên môn với nhà trường liên thông qua hệ thống nối mạng và Internet, diễn đàn giáo dục trên hệ thống trường học kết nối.
2.6. Kế hoạch - tài chính:
          - Thực hiện nghiêm túc chế độ thu chi tài chính theo luật ngân sách và quy chế  chi tiêu nội bộ, công khai theo quy định.
          - Xây dựng cơ chế tài chính theo hướng tự chủ hoạch toán và minh bạch các nguồn thu, chi.
2.7 Tổ chức hoạt động Đoàn - Đội và các tổ chức đoàn thể khác:
- Duy trì tốt hoạt động của tổ chức Đoàn, Đội- Tạo môi trường văn hóa lành mạnh đẻ học sinh phát triển toàn diện. Tổ chức tốt các phong trào thi đua, thực hiện tốt các cuộc vận động, đa dạng và thường xuyên tổ chức các hoạt động văn hoá - văn nghệ - TDTT…Tích cực duy trì nề nếp, cải tiến các hoạt động có ý nghĩa thiết thực góp phần nâng cao chất lượng trong phong trào thi đua xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”.
- Công Đoàn làm nòng cốt trong phong trào thi đua của giáo viên, phối hợp tốt với nhà trường trong việc động viên CBGV-NV thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ; thực hiện đầy đủ, kịp thời mọi chế độ chính sách, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ giáo
viên.
2.8  Công tác xây dựng Đảng
Củng cố chi bộ vững mạnh, làm tốt công tác xây dựng Đảng, kết nạp từ 1 đến 2 Đảng viên mới trong mỗi năm học. Phấn đấu có trên 50% CBGVNV là Đảng viên. Phát huy vai trò lãnh đạo, thực sự là lực lượng nòng cốt trong các phong trào thi đua, các công tác của đơn vị.
2.9. Công tác xã hội hoá:
          - Làm tốt công tác tuyên truyền, tích cực tham mưu với các cấp Uỷ Đảng, chính quyền địa phương đổi mới nhận thức về giáo dục, tích cực đầu tư cho giáo dục, làm tốt công tác khuyến học - khuyến tài thông qua việc phối hợp tổ chức thành công Đại hội giáo dục xã các nhiệm kỳ.
          - Tham mưu với Đảng ủy, HĐND, UBND xã, thoả thuận thống nhất với  Hội CMHS hàng năm để huy động nguồn kinh phí xã hội hoá giáo dục hỗ trợ nhà trường cải thiện về CSVC, hỗ trợ các hoạt động giáo dục.
          - Tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính từ các tổ chức, cá nhân.
- Phối hợp chặt chẽ với CMHS trong việc huy động và giáo dục học sinh. Tích cực tuyên truyền cho PHHS tham gia BHYT, BHTT cho học sinh và tổ chức tốt hoạt động YTHĐ.
          - Phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội ủng hộ và phối hợp trong công tác giáo dục.
V. VAI TRÒ CỦA CÁC BÊN THAM GIA
1. Phổ biến kế hoạch chiến lược:
          Kế hoạch chiến lược được phổ biến rộng rãi tới toàn thể cán bộ giáo viên, CNV nhà trường, cơ quan chủ quản, PHHS, học sinh và các tổ chức, cá nhân quan tâm đến nhà trường.
2. Tổ chức:
Ban chỉ đạo thực hiện kế hoạch chiến lược là bộ phận chịu trách nhiệm điều phối quá trình triển khai kế hoạch chiến lược. Điều chỉnh kế hoạch chiến lược sau từng giai đoạn sát với tình hình thực tế của nhà trường.
3. Lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược:
          - Giai đoạn 1: Từ năm 2016 - 2020: Xây dựng CSVC đảm bảo theo tiêu chí của trường THCS thuộc Dự án nông thôn mới. Nâng cao chất lượng giáo dục, duy trì và giữ vững trường THCS đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2016-2020, thực hiện kiểm định chất lượng sau 5 năm, phấn đấu đạt cấp độ 3.
          - Giai đoạn 2: Từ năm 2020 - 2025: Tiếp tục duy trì giữ vững và nâng cao chất lượng các tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia, ổn định quy mô, phát triển chất lượng giáo dục toàn diện, phấn đấu đạt đơn vị xuất sắc.
          -Qui hoạch trường theo hướng chuẩn mới đầy đủ và hiện đại (Như hình ảnh qui hoạch trường Phan Bá Phiến tổng thể đến năm 2020)
4. Đối với Hiệu trưởng:
          - Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch chiến lược tới từng CBGV-NV nhà trường. Thành lập Ban kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch trong từng năm học. Cụ thể:
          + Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt lộ trình thực hiện kế hoạch chiến lược chung cho toàn trường.
          + Chủ trì xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình nghiên cứu lớn có liên quan đến đơn vị.
          + Tổ chức đánh giá thực hiện kế hoạch hành động hàng năm của toàn trường và thực hiện kế hoạch chiến lược của toàn trường theo từng giai đoạn phát triển.
5. Đối với  Phó Hiệu trưởng:
          Theo nhiệm vụ được phân công, giúp Hiệu trưởng tổ chức triển khai và chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể, đồng thời kiểm tra và đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch, đề xuất những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục.
6. Đối với tổ trưởng chuyên môn:
          - Tổ chức thực hiện kế hoạch trong tổ, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch của các thành viên. Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
          - Xây dựng kế hoạch hành động cụ thể (từng năm) trong đó mỗi hoạt động cần nêu rõ mục tiêu cần đạt, kết quả, hiệu quả, thời gian thực hiện, các nguồn lực thực hiện, người chịu trách nhiệm.
          - Tổ chức và phân công thực hiện hợp lý cho các bộ phận, cá nhân phù hợp với trách nhiệm, quyền hạn và nguồn lực.
          - Chủ động xây dựng kế hoạch phát triển của tổ, hợp tác với các tổ chức trong nhà trường.
7. Đối với cá nhân cán bộ, giáo viên, nhân viên:
          - Căn cứ kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học của nhà trường để xây dựng kế hoạch công tác cá nhân theo từng năm học. Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch theo từng học kỳ, năm học, từng giai đoạn. Đề xuất các giải pháp để thực hiện kế hoạch.
8- Đối với học sinh:
          - Không ngừng học tập, tích cực tham gia hoạt động để sau khi tốt nghiệp THCS có kiến thức, kỹ năng cần thiết đáp ứng yêu cầu xã hội, tiếp tục học Trung học phổ thông hoặc học nghề.
          - Ra sức rèn luyện đạo đức để trở thành những người công dân tốt.
9. Hội cha mẹ học sinh:
- Tăng cường giáo dục gia đình, quan tâm đúng mức đối với con em, tránh “khoán trắng” cho nhà trường.
          - Hỗ trợ tài chính, cơ sở vật chất, cùng với nhà trường tuyên truyền vận động các bậc phụ huynh thực hiện một số mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
10. Các Tổ chức Đoàn thể trong trường:
          - Hàng năm xây dựng chương trình hành động thực hiện các nội dung liên quan trong vấn đề thực hiện kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường.
          - Tuyên truyền, vận động mọi thành viên của tổ chức mình thực hiện tốt các nội dung và giải pháp trên, góp ý với nhà trường điều chỉnh, bổ sung những nội dung phù hợp để có thể thực hiện tốt kế hoạch chiến lược của nhà trường.
11- Kiến nghị với các cơ quan hữu trách:
          - Đối với  Phòng GD&ĐT, các ban ngành huyện Núi Thành:
          + Phê duyệt Kế hoạch chiến lược và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt,  giúp nhà trường thực hiện nội dung theo đúng Kế hoạch phù hợp với chiến lược phát triển.
          + Hỗ trợ về cơ chế chính sách, tài chính và nhân lực để thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch chiến lược.
- Đối với UBND xã Tam Tiến, UBND huyện Núi Thành: Có cơ chế đầu tư xây dựng CSVC theo các tiêu chí giáo dục của dự án phát triển nông thôn mới để nhà trường thực hiện Kế hoạch chiến lược./.
 
PHÊ DUYỆT
CỦA PHÒNG GD&ĐT NÚI THÀNH
 
 
 
 
    HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
  Huỳnh Ngọc Trong
 
 
 Tải tại đâyI

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Gửi Tài liệu

truonghoc edu vn
trắc nghiệm online




Công ty Phú Bình Pro thiết kế web tại Quảng Nam

THI TOÁN QUA MẠNG

Danh sách các trường

Phòng Giáo dục đào tạo Núi Thành
Trường TH Nguyễn Du
Trường THCS Nguyễn Khuyến
Trường THCS Phan Bá Phiến
Trường THCS Trần Quý Cáp
Trường TH Trần Đại Nghĩa
Trường TH Trần Phú
Trường THCS Nguyễn Trãi
Trường MG Sơn Ca
Trường MG Sao Biển
Trường TH Ngô Mây
Trường TH Phạm Văn Đồng
Trường TH Nguyễn Chí Thanh
Trường TH Hoàng Văn Thụ
Trường THCS Lê Lợi
Trường Trung Học Phổ Thông Âu Cơ
Trường THCS Lê Văn Tâm
Trường THCS Huỳnh Thúc Kháng
Trường THCS Lý Thường Kiệt
Trường THCS Nguyễn Duy Hiệu
Trường MG Vàng Anh
Trường MG Trúc Đào
Trường MG Vành Khuyên
 
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây