Tờ rơi truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học

Thứ năm - 09/05/2024 20:51
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC
Hiện nay, vai trò của công tác tư vấn học sinh trong trường học đã được đề cao. Nhiều trường đã xem tư vấn tâm lý là một nhân tố chủ động, sáng tạo, có tác động nhiều mặt, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học hạnh phúc.
Tư vấn tâm lý là một nhân tố chủ động, sáng tạo, có tác động nhiều mặt, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học hạnh phúc.
Tư vấn tâm lý là một nhân tố chủ động, sáng tạo, có tác động nhiều mặt, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học hạnh phúc.
VAI TRÒ CỦA CÔNG TÁC TƯ VẤN HỌC SINH TRONG TRƯỜNG HỌC
Hiện nay, vai trò của công tác tư vấn học sinh trong trường học đã được đề cao. Nhiều trường đã xem tư vấn tâm lý là một nhân tố chủ động, sáng tạo, có tác động nhiều mặt, góp phần xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường học hạnh phúc.

Lãnh đạo ngành GD&ĐT các cấp đã rất quan tâm về công tác tư vấn tâm lý học đường: Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Thông tư 31/2017/TTBGD&ĐT ngày 18/12/2017 về việc hướng dẫn công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong trường phổ thông; Thông tư số 16/2017/TT-BGDĐT ngày 12/7/2017 hướng dẫn các vấn đề liên quan tư vấn tâm lý học sinh (định mức giảm tiết dạy đối với giáo viên kiêm nhiệm công tác tư vấn học sinh). SGD và PGD đã có nhiều công văn chỉ đạo cụ thể hơn về thực hiện hoạt động tư vấn học đường. Nhờ sự chỉ đạo sát sao, kịp thời của lãnh đạo ngành các cấp, công tác tư vấn tâm lý cho học sinh đã được thực hiện khá nghiêm túc và đã đạt được những kết quả bước đầu ở các nhà trường.

Lứa tuổi học sinh THCS còn được gọi là lứa tuổi thiếu niên, tiền thanh xuân hay tuổi vị thành niên, lứa tuổi chuyển tiếp từ trẻ con sang người lớn, có sự thay đổi lớn về tâm sinh lý, nhận thức và cảm xúc . Lứa tuổi này có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kì phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ“, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”…Từ cuộc sống gia đình đến việc học ở trường và hoạt động ở ngoài xã hội các em đôi khi phải đối mặt với những tình huống như: áp lực học tập, bị bố mẹ la rầy, bạn bè xa lánh; lúng túng về tâm sinh lý, tình yêu tuổi học trò …. Các em bối rối trước những ngả rẽ vào đời mà chưa biết cách nhìn nhận và giải quyết vấn đề hợp lý. Các nhà tâm lý học cho đây là một trong những giai đoạn khủng hoảng và khó khăn nhất trong cuộc đời mỗi người.

Đa số học sinh chưa hiểu tầm quan trọng của công tác tư vấn tâm lý, còn e ngại chia sẻ với thầy cô, bạn bè hoặc cha mẹ, anh chị. Khi gặp các vấn đề rắc rối, các em hay tự giải quyết theo cách tiêu cực như tự thu mình hoặc gây gổ, đánh nhau, giải quyết các mâu thuẫn bằng những xung đột, xích mích, thậm chí là bạo lực ... Sau những cách tự giải quyết đó, tình trạng tâm lý của các em không những không được cải thiện mà còn lúng túng và khủng hoảng hơn.
Thực hiện Công văn số 1026/SGDDDT-CTSSVPC ngày 02 tháng 5 năm 2024  về việc sử dụng Tờ rơi truyền thông về công tác xã hội và tư vấn tâm lý trường học của Sở GDĐT tỉnh Quảng Nam. Trường THCS gửi nội dung thông tin tờ rơi theo file đính kèm đến quý thầy cô giáo và các em học sinh sử dụng, tuyên truyền nội dung Tờ rơi lồng ghép trong các hoạt động giáo dục của đơn vị.
 

Tác giả bài viết: Mai Văn Lực

Nguồn tin: Trường THCS Phan Bá Phiến:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây